VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

  • Tiếng Việt
  • English
Thông tin Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình gia công tia lửa điện bề mặt trụ ngoài thép 90CrSi với dung dịch điện môi trộn bột nano Sic” (bản chỉnh sửa sau Hội đồng cấp Viện) - NCS Nguyễn Mạnh Cường

vpdt.vnptioffice.vn

Thông tin Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình gia công tia lửa điện bề mặt trụ ngoài thép 90CrSi với dung dịch điện môi trộn bột nano Sic” (bản chỉnh sửa sau Hội đồng cấp Viện) - NCS Nguyễn Mạnh Cường

05/01/2024

Thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường (bản chỉnh sửa sau Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện):

Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường

Tập thể người hướng dẫn khoa học:  GS.TS Vũ Ngọc Pi và PGS.TS Lê Thu Quý

Ngành: Kỹ thuật Cơ khí - Mã số: 9520103

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình gia công tia lửa điện bề mặt trụ ngoài thép 90CrSi với dung dịch điện môi trộn bột nano Sic”

 

Tóm tắt kết luận mới của luận an

1. Ý nghĩa khoa học:

Luận án đã góp phần hoàn thiện thêm các kiến thức về quá trình xung tia lửa điện có trộn bột (PMEDM), đặc biệt kiến thức về PMEDM chi tiết có biên dạng trụ định hình. Cụ thể:

- Làm rõ ảnh hưởng của các thông số công nghệ (hiệu điện thế, cường độ dòng phóng điện, thời gian phát xung, thời gian ngừng phát xung và nồng độ bột) đến độ nhám của bề mặt gia công, năng suất bóc tách vật liệu, và tốc độ mòn điện cực khi xung bề mặt trụ của chi tiết với vật liệu là thép 90CrSi qua tôi có trộn bột nano SiC trong dung dịch điện môi.

- Đã đưa ra được các công thức dự đoán nhám bề mặt, tốc độ bóc tách và tốc độ mòn điện cực khi PMEDM với các chế độ xung hợp lý.

- Đánh giá được hiệu quả của việc PMEDM khi sử dụng bột nano SiC và điện cực đồng để gia công chi tiết có biên dạng trụ định hình.

2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đã ứng dụng thành công phương pháp PMEDM để gia công chi tiết có biên dạng trụ đình hình kích thước nhỏ khi sử dụng bột nano SiC và điện cực đồng. Kết quả có thể áp dụng trực tiếp cho các cơ sở sản xuất cơ khí khi gia công các sản phẩm chày dập thuốc viên nén (hoặc chày dập thép tấm) có biên dạng trụ định hình để nâng cao hiệu quả của quá trình gia công. Đồng thời kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học về quá trình PMEDM.

3. Những đóng góp mới của luận án

- Đã ứng dụng thành công phương pháp PMEDM để gia công chi tiết có biên dạng trụ đình hình kích thước nhỏ khi sử dụng bột nano SiC và điện cực đồng.

- Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của một số thông số công nghệ trong quá trình xung tia lửa điện đến độ nhám bề mặt gia công, tốc độ bóc tách vật liệu, và độ mòn của điện cực khi gia công bề mặt trụ ngoài vật liệu 90CrSi qua tôi sử dụng dung dịch điện môi có trộn bột SiC với điện cực xung là đồng.

- Đã giải được các bài toán tối ưu hóa đơn mục tiêu để đưa ra được bộ các thông thông số công nghệ hợp lý khi PMEDM bao gồm nồng độ bột, thời gian phát xung, thời gian ngừng phát xung, cường độ dòng điện, và hiệu điện thế khi gia công bề mặt trụ ngoài nhằm đạt được các mục tiêu sau: độ nhám bề mặt nhỏ nhất, tốc độ bóc tách vật liệu lớn nhất và tốc độ mòn điện cực nhỏ nhất.

- Nghiên cứu đã xây dựng được các công thức thực nghiệm để dự đoán giá trị độ nhám bề mặt, tốc độ bóc tách vật liệu tối ưu, và độ mòn điện cực khi PMEDM với các chế độ công nghệ hợp lý.

- Đã giải được bài toán tối ưu hóa đa mục tiêu các thông số công nghệ khi xung bề mặt trụ ngoài bằng thép 90CrSi qua tôi với dung dịch điện môi có trộn bột nano SiC bằng áp dụng phương pháp Taguchi và phân tích quan hệ xám với ba hàm đơn mục tiêu là độ nhám bề mặt gia công nhỏ nhất, tốc độ bóc tách vật liệu lớn nhất và tốc độ mòn điện cực nhỏ nhất.

Thông tin chi tiết của luận án xem tại đây