VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

  • Tiếng Việt
  • English
Hội thảo “Mòn kim loại – Các phương pháp đo mòn và giải pháp nâng cao độ bền mòn”

vpdt.vnptioffice.vn

Hội thảo “Mòn kim loại – Các phương pháp đo mòn và giải pháp nâng cao độ bền mòn”

Ngày 26/10/2024, Hội thảo “Mòn kim loại – Các phương pháp đo mòn và giải pháp nâng cao độ bền mòn” được tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp, đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển chung của ngành cơ khí, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa các đơn vị và cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến vấn đề mòn kim loại.

 

Hội thảo do Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt – Viện Nghiên cứu Cơ khí phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật Hàn Việt Nam (VWS) tổ chức, có sự đồng hành về truyền thông của Tạp chí Cơ khí Việt Nam và sự hỗ trợ của Công ty TNHH Bảo Chi (BCC) cùng một số đơn vị khác (TOMECO, LOESCHE, VISCONDT, DOUBLE GOOD,  KDTEC, ANTON PAAR,...).

 

Mòn là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng và giảm hiệu suất làm việc của các cơ cấu, thiết bị máy móc vận hành trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt. Thực tế cho thấy có nhiều dạng mòn. Các nhà máy sản xuất đặc biệt quan tâm đến các biện pháp kiểm soát mòn cũng như các giải pháp nâng cao độ bền mòn. Xuất phát từ nhu cầu rất lớn này, Ban tổ chức mong muốn Hội thảo sẽ tạo một dịp để trao đổi và cập nhật thông tin, kết nối các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với các cơ sở nghiên cứu, các đơn vị cung cấp giải pháp chống mòn. Các tiêu chuẩn và phương pháp đo lường mòn hiện hành để đánh giá khả năng làm việc trong điều kiện các tác nhân gây mòn khác nhau cũng được giới thiệu.

 

Dự Hội thảo có PGS.TS Lê Thu Quý, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt (KEYLABWS). Về phía khách mời có PGS.TS Nguyễn Ngọc Chương - Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam; PGS.TS Bùi Văn Hạnh - Chủ tịch Hội KHKT Hàn Việt Nam; TS Đỗ Quốc Quang - Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm quốc gia về Cơ khí và Tự động hoá (KC03); GS.TS Đinh Văn Chiến - Viện trưởng Viện KHCN Cơ khí, Tự động hoá & Môi trường; PGS.TS Phạm Đức Cường - Viện trưởng Viện Công nghệ HaUI (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội); ông Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Công ty Cơ khí Hà Nội. Cùng dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu là các nhà quản lý, kỹ thuật sản xuất, nhà khoa học và sinh viên năm cuối các trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội. Hội thảo được truyền phát online trực tiếp và đã thu hút được hơn 100 người theo dõi tham gia.

 

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chương, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam khẳng định, ngành hàn là một trong những ngành chủ lực trong toàn bộ ngành Cơ khí, Hội KHKT Hàn Việt Nam cũng là hội mạnh, luôn luôn dẫn đầu về các hoạt động của Tổng hội Cơ khí Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Hội KHKT Hàn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thường xuyên tổ chức những hội thảo trong nước và quốc tế, và có liên hệ mật thiết với nhiều tổ chức, đồng nghiệp ở các nước trên thế giới. Hội thảo “Mòn kim loại – Các phương pháp đo mòn và giải pháp nâng cao độ bền mòn” hôm nay sẽ tạo nên những kết quả đóng góp vào sự phát triển khoa học của ngành hàn và tạo nên sự liên kết giữa tất cả những đồng nghiệp trong ngành hàn cũng như ngành Cơ khí.

 

11 báo cáo đã được trình bày, bao gồm 1 báo cáo tổng quan, 5 báo cáo về hiện trạng mòn trong công nghiệp và các giải pháp chống mòn, 5 báo cáo về các phương pháp đo lường mòn. Các đơn vị tham gia đã mang đến trình diễn 3 thiết bị đo mòn. Nhiều sản phẩm và giải pháp công nghệ liên quan đến chủ đề của Hội thảo cũng đã được trưng bày và giới thiệu.

 

Danh sách 11 báo cáo:

  1. 1. Tổng quan về mòn, PGS.TS Lê Thu Quý (KEYLABWS)
  2. 2. Nhu cầu chống mài mòn đối với quạt công nghiệp - Hệ thống sản phẩm, giải pháp và ứng dụng của TOMECO, TS Nguyễn Trung Dũng (TOMECO)
  3. 3. Công tác quản lý mài mòn cho máy nghiền đứng, Mr Thomas Jaeger (LOESCHE)
  4. 4. Giải pháp công nghệ cho sản xuất tấm chịu mòn, KS Ngô Văn Trọng (Công ty TNHH Bảo Chi)
  5. 5, Một số giải pháp công nghệ xử lý bề mặt chống mòn, ThS Đỗ Thanh Tùng (KEYLABWS)
  6. 6. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ phun phủ nhiệt HVOF để phục hồi mòn các thiết bị công nghiệp, GS.TS Đinh Văn Chiến (Viện KHCN Cơ khí, Tự động hóa & Môi trường)
  7. 7. Kiểm tra ăn mòn dưới lớp bảo ôn, KS Nguyễn Trọng Quốc Khánh (VISCONDT)
  8. 8. Giới thiệu và demo thiết bị thử ma sát và mòn chuyên dụng của cặp Trục - Bạc, TS Lê Đức Bảo (ĐH Bách khoa Hà Nội)
  9. 9. Giới thiệu và demo thiết bị thử mài mòn theo nguyên lý pin-on-disc theo tiêu chuẩn ASTM G99, ThS Nguyễn Xuân Trường (Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ)
  10. 10. Giới thiệu và demo thiết bị thử mài mòn theo tiêu chuẩn ASTM G65, KS Đoàn Phúc Hải (Công ty TNHH Bảo Chi)
  11. 11. Giới thiệu và demo thiết bị thử xói mòn ăn mòn, TS Ngô Xuân Cường (KEYLABWS)

 

Hội thảo đã kết thúc trong không khí phấn khởi và thành công tốt đẹp tạo cơ hội để các nhà quản lý, kỹ thuật sản xuất, nhà khoa học và sinh viên trao đổi, cập nhật thông tin, kết nối các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với các cơ sở nghiên cứu, các đơn vị cung cấp giải pháp chống mòn và đo lường mòn.

 

Link ghi hình trực tiếp: https://www.youtube.com/live/BJpSX5VaJ9E

Link download các báo cáo: https://drive.google.com/drive/folders/18AW5k5TGqas676gb_U6xqJMyStijPrq_

Link các ảnh chụp: https://drive.google.com/drive/folders/1Ju9CmgwDJE0Xv77fLZR1LYmE0wxu_iAK?usp=sharing

 

Một số hình ảnh tiêu biểu ghi nhận tại Hội thảo: