VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

  • Tiếng Việt
  • English
Thông tin LATS, đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số chính đến độ bền khung cực phóng lọc bụi tĩnh điện" của NCS Nguyễn Anh Tùng

vpdt.vnptioffice.vn

Thông tin LATS, đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số chính đến độ bền khung cực phóng lọc bụi tĩnh điện" của NCS Nguyễn Anh Tùng

02/11/2023

Viện Nghiên cứu Cơ khí dự kiến tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ (LATS) cấp Viện cho nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Anh Tùng vào đầu tháng 12 năm 2023. Viện đăng tải thông tin luận án tiến sĩ của NCS như sau:

Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tùng

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Gợt

Ngành: Kỹ thuật Cơ khí - Mã số: 9520103

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số chính đến độ bền khung cực phóng lọc bụi tĩnh điện”

 

Tóm tắt những kết luận mới của luận án

 

1. Ý nghĩa khoa học:

- Bằng thực nghiệm trên mô hình tĩnh và mô hình trong thực tiễn của buồng lọc của thiết bị Lọc bụi tĩnh điện (LBTĐ) nằm ngang tối ưu hóa 3 thông số: khối lượng búa (m), chiều cao rơi (h) và hàm lượng bụi (η) đầu vào buồng lọc đáp ứng gia tốc rũ bụi (a) của khung cực phóng và lực va chạm (F) của búa;

- Bằng thực nghiệm trên mô hình cực phóng với ứng dụng kiểm bền mẫu đồng dạng xây dựng được đường cong mỏi thực nghiệm theo lý thuyết của tác giả B. P. Kogaiev quan hệ giữa ứng suất bền mỏi (σm) và tuổi bền tính bằng chu kỳ (N).

 

2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng để thiết kế cho bộ khung cực phóng cho buồng lọc của LBTĐ nằm ngang có phân bố lực trên khung cực phóng tại các vị trí có lực đặt khác nhau và cho thiết bị LBTĐ công suất khác nhau.

- Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

 

3. Những đóng góp mới của luận án

- Bằng thực nghiệm trên mô hình tĩnh kết hợp mô hình của buồng lọc trong thực tiễn có cùng công suất của thiết bị LBTĐ nằm ngang tối ưu hóa 3 thông số: khối lượng búa (m), chiều cao rơi (h) và hàm lượng bụi (η) đầu vào buồng lọc đáp ứng chỉ tiêu đầu ra là gia tốc rũ bụi (a) và lực gõ của búa (F) tương ứng;

- Bằng thực nghiệm trên mô hình tĩnh và mô hình trong thực tiễn cùng công suất của buồng lọc bụi, xây dựng được đường cong mỏi thực nghiệm theo lý thuyết về quan hệ giữa ứng suất bền mỏi (σm) và tuổi bền (N) của khung cực phóng.

 

Nội dung chi tiết luận án của NCS Nguyễn Anh Tùng xem tại đây