Thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Ngô Trọng Bính (bản chỉnh sửa sau Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện):
Họ tên nghiên cứu sinh: Ngô Trọng Bính
Tập thể người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Tùng và PGS.TS Vũ Huy Lân
Ngành: Kỹ thuật Cơ khí - Mã số: 9520103
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu quá trình hàn MAG liên kết giáp mối khe hở hẹp”
Tóm tắt kết luận mới của luận án
- Đây là công trình nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ hàn giáp mối với khe hở hẹp (hàn NG-MAG) thép các bon CT.38 tấm dày có đóng góp mới sau:
+ Đưa ra phương pháp luận nghiên cứu thực nghiệm quá trình hàn NG-MAG thép CT.38 tấm dày phù hợp điều kiện thực tiễn khi sử dụng nguồn hàn MAG D500 của Viện Nghiên cứu Cơ khí và thiết bị hàn LINCOLN FLEXTEC® 500x sẵn có trong nước. Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm N27 với miền khảo sát của 3 yếu tố độc lập quy định chế độ hàn là cường độ dòng hàn (Ih, A), tốc độ hàn (vh, m/h) và góc vát mép (a, độ). Chất lượng của liên kết hàn được đánh giá thông qua bộ tiêu chí gồm: các đặc tính cơ – lý (độ cứng tế vi, độ bền kéo) và đặc tính kim tương học (tổ chức thô đại, tổ chức tế vi tại các tiểu vùng cấu trúc đặc trưng);
+ Áp dụng phương pháp tính toán xử lý số liệu thống kê toán học theo quy hoạch thực nghiệm trực giao toàn phần kiểu 3 mức 3 yếu tố (N27) bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất đã xây dựng được mô hình số hóa dự báo độ bền kéo (sk, MPa) của liên kết hàn NG-MAG ở dạng đa thức bậc hai. Theo đó, dễ dàng lựa chọn chế độ hàn NG-MAG thép CT.38 phù hợp độ bền kéo cần thiết cho kết cấu hàn. Đồng thời đã đưa ra các đồ thị 2D, 3D biểu diễn trực quan quy luật ảnh hưởng của chế độ hàn NG-MAG đến sk trong miền khảo sát đã chọn của 3 thông số Ih, vh và a.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng trong thực tiễn sản xuất, làm tài liệu tham khảo cho đào tạo nguồn nhân lực Khoa học Công nghệ (KHCN) nội sinh.
Thông tin chi tiết của Luận án xem tại đây